Viêm phụ khoa là bệnh gì? Nguyên nhân và cách nhận biết
Viêm phụ khoa là một vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ, gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy, đau đớn khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm phụ khoa, cách nhận biết và cách phòng ngừa, điều trị các bệnh viêm phụ khoa thường gặp.
Viêm phụ khoa là gì?
Viêm phụ khoa là tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan sinh dục nữ, bao gồm âm đạo, cổ tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, khí hư bất thường, kinh nguyệt không đều đau bụng dưới, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

Viêm phụ khoa là gì?
Nguyên nhân gây viêm phụ khoa
Nguyên nhân gây viêm phụ khoa rất đa dạng, có thể kể đến những tác nhân phổ biến nhất:
- Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn như Gardnerella vaginalis, Streptococcus, Staphylococcus… là nguyên nhân phổ biến gây viêm âm đạo.
- Nấm: Nấm Candida albicans là nguyên nhân gây viêm âm đạo nấm.
- Virus: Ví dụ như virus HPV gây viêm cổ tử cung hoặc các loại virus khác lây truyền qua đường tình dục.
- Các yếu tố khác: Thay đổi nội tiết tố, vệ sinh kém, dị ứng, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, quan hệ tình dục không an toàn đều có thể là tác nhân gây ra tình trạng viêm vùng sinh dục.
Triệu chứng của viêm phụ khoa
Triệu chứng của viêm phụ khoa với từng người có thể khác nhau tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, một số triệu chứng thường gặp trong đa số các trường hợp bao gồm:
- Ngứa ngáy: Cảm giác ngứa ngáy ở âm đạo và vùng kín, đôi khi nổi mụn ở môi lớn, môi bé và mu.
- Khí hư bất thường: Khí hư có màu sắc, mùi hôi bất thường, tăng tiết bất thường, có thể vón cục như bã đậu hoặc loãng.
- Đau bụng dưới: Đau âm ỉ kéo dài hoặc đau dữ dội ở vùng bụng dưới, cơn đau kéo dài dai dẳng..
- Đau khi quan hệ: Cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục với tình trạng khô hạn hoặc đau buốt.
- Sưng đỏ vùng kín: Môi lớn, môi bé sưng đỏ, hình thái vùng đỏ không đồng nhất, có thể là các chấm hoặc các dát đỏ thành mảng lớn..
- Rối loạn tiểu tiện: Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són, luôn thấy căng tức vùng bụng dưới tuy nhiên khó tiểu.

Nhận biết triệu chứng viêm phụ khoa
Các loại viêm phụ khoa thường gặp
- Viêm âm đạo: Là loại viêm phụ khoa phổ biến nhất, có đến 90% số phụ nữ mắc viêm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời, thường do nấm, vi khuẩn hoặc trùng roi Trichomonas gây ra.
- Viêm cổ tử cung: Viêm nhiễm ở cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể do nhiễm khuẩn hoặc do virus HPV gây ra.
- Viêm vùng chậu: Viêm nhiễm lan rộng đến các cơ quan sinh sản bên trongvùng chậu, thường gặp như ống dẫn trứng, buồng trứng.
Biến chứng của viêm phụ khoa
Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, viêm phụ khoa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe phụ nữ như:
- Vô sinh – hiếm muộn: Do viêm nhiễm lan rộng gây tắc ống dẫn trứng, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan sinh sản khác như viêm buồng trứng, viêm nội mạc tử cung…
- Mang thai ngoài tử cung: Do viêm nhiễm ống dẫn trứng, bán tắc ống dẫn trứng khiến trứng đã thụ tinh không thể di chuyển về tử cung để làm tổ..
- Áp xe vùng chậu: Tình trạng viêm nghiêm trọng gây loét, hoại tử khiến người bệnh đau đớn dữ dội, sốt cao.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Sau khi bị viêm, sức đề kháng suy giảm, khả năng chống chọi với các tác nhân gây hại khác cũng giảm đi.
Chẩn đoán viêm phụ khoa
Để chẩn đoán viêm phụ khoa, bác sĩ sẽ tiến hành khám phụ khoa và làm các xét nghiệm cần thiết sau:
- Xét nghiệm dịch âm đạo: Đánh giá tính chất của khí hư với những đặc điểm đặc trưng của viêm, tìm vi khuẩn gây bệnh lẫn trong dịch tiết.
- Nuôi cấy: Xác định loại vi khuẩn gây bệnh và chọn thuốc và phương pháp điều trị phù hợp.
- Sinh thiết: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết để loại trừ ung thư cổ tử cung.

Thăm khám chuyên khoa khi nghi ngờ bị viêm
Điều trị viêm phụ khoa
Phương pháp đơn giản, hiệu quả và thường được áp dụng trong trị viêm phụ khoa là sử dụng thuốc. Tùy thuộc vào tình trạng thực tế mà bác sĩ có thể sử dụng một số nhóm thuốc dưới đây
- Thuốc kháng sinh: Dùng để điều trị viêm nhiễm do vi khuẩn.
- Thuốc kháng nấm: Dùng để điều trị viêm nhiễm do nấm.
- Thuốc kháng virus: Dùng để điều trị viêm nhiễm do virus.
- Thuốc đặt: Dùng để điều trị trực tiếp tại chỗ.
- Vệ sinh vùng kín: Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng có tính kháng viêm.
Phòng ngừa viêm phụ khoa
Bệnh viêm phụ khoa hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng những biện pháp đơn giản dưới đây:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Vệ sinh hàng ngày bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ, phù hợp với cơ địa của bạn.
- Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su an toàn, lành tính, tránh những loại có sử dụng các chất có khả năng kích ứng.
- Khám phụ khoa định kỳ: Giúp phát hiện và điều trị bệnh sớm ngay từ giai đoạn đầu. Tầm soát và được hướng dẫn các biện pháp phòng tránh bệnh.
- Mặc quần lót cotton: Tránh mặc quần lót quá chật hoặc làm bằng chất liệu tổng hợp gây bí nóng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi gây bệnh.
Kết luận
Viêm phụ khoa là một bệnh lý phổ biến ở phụ nữ, tuy nhiên hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa và điều trị sớm. Việc nhận biết các triệu chứng viêm vùng kín sớm và đi khám bác sĩ kịp thời là rất quan trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu bạn nghi ngờ có những dấu hiệu của viêm, hãy gọi đến hotline 033 454 2621 hoặc chat ngay tại đây để được tư vấn từ bác sĩ phòng khám đa khoa quốc tế Bình Dương hoàn toàn miễn phí.