Tắc kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục hiệu quả
Tắc kinh hay gọi là vô kinh, là một trong những rối loạn kinh nguyệt phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải với nhiều mức độ khác nhau. Đây là tình trạng mà chu kỳ kinh nguyệt bị gián đoạn bất thường, có thể là mất kinh trong vài tháng hoặc kéo dài nhiều năm nếu không được điều trị đúng cách. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến tâm sinh lý mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến chức năng sinh sản nữ giới.
Bác sĩ chuyên phụ khoa PKĐK Quốc tế Bình Dương chia sẻ: việc nhận diện sớm các dấu hiệu của tắc kinh và hiểu rõ nguyên nhân và có cách cải thiện hiệu quả bảo vệ sức khỏe chính mình.
Tắc kinh và các loại tắc kinh
Tắc kinh (hay còn gọi là vô kinh) là tình trạng phụ nữ không có kinh nguyệt trong một khoảng thời gian dài nhất định, thường là nhiều hơn 3 chu kỳ kinh nguyệt thông thường. Có hai dạng tắc kinh phổ biến:
Tắc kinh nguyên phát: Tắc kinh nguyên phát thường xảy ra trong độ tuổi dậy thì (thường là 14–16 tuổi) nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt lần đầu.
Tắc kinh thứ phát: Là tình trạng phụ nữ từng có kinh nhưng đột ngột mất kinh từ 3 tháng trở lên mà không mang thai hoặc trong thời gian cho con bú.

Tắc kinh là gì?
Dấu hiệu tắc kinh thường gặp
- Mất kinh từ 3 tháng trở lên.
- Cảm giác chướng bụng, đầy hơi, căng tức khó chịu ở bụng dưới.
- Nhiều người thường có cảm giác đau bụng dưới lâm râm hoặc dữ dội.
- Đôi khi gặp những dấu hiệu như tiền kinh nguyệt bao gồm căng tức ngực, mệt mỏi, cáu gắt nhưng vẫn không có kinh.
- Một số trường hợp còn kèm theo nám da, mụn trứng cá, rụng tóc là biểu hiện của rối loạn nội tiết tố nữ bên cạnh tình trạng kinh nguyệt không xuất hiện.
Tắc kinh chướng bụng: Nguyên nhân và cách xử lý
Tắc kinh đi kèm với chướng bụng là dấu hiệu khá phổ biến và thường gặp nhất của tắc kinh. Nguyên nhân có thể do rối loạn hormone, rối loạn tiêu hóa hoặc sự tích tụ máu kinh không thoát ra được. Để giảm tình trạng chướng bụng kèm mất kinh, chị em có thể:
- Uống nhiều nước ấm, chườm nóng và massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới.
- Ăn uống nhẹ nhàng với những thực phẩm dễ tiêu, ưu tiên các thức ăn thanh đạm nhiều rau xanh, tránh thức ăn gây đầy hơi như đồ chiên rán, thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc quá nhiều đạm.
- Tập các bài thể dục nhẹ như yoga, đi bộ ưu tiên những bài tập tác động đến vùng cơ bụng dưới.
Nguyên nhân gây tắc kinh
Tắc kinh có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc nguyên nhân bệnh lý, bao gồm:
Nguyên nhân tắc kinh sinh lý
Mang thai: Là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến mất kinh, từ khi có thai, trứng không tiếp tục chín và rụng, tử cung nuôi dưỡng thai nhi cũng không còn chảy máu.
Cho con bú: Hormone prolactin tăng cao gây ức chế rụng trứng trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Tiền mãn kinh, mãn kinh: Là giai đoạn nội tiết tố suy giảm, chu kỳ kinh nguyệt trở nên không đều và dần dần biến mất.

Nguyên nhân gây tắc kinh
Nguyên nhân tắc kinh bệnh lý
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Gây rối loạn hormone, làm chậm hoặc ngừng rụng trứng.
Rối loạn tuyến giáp: Cường giáp hoặc suy giáp đều có thể ảnh hưởng đến nồng độ estrogen, testosterone gây mất chu kỳ kinh nguyệt.
Suy buồng trứng sớm: Là trạng thái buồng trứng ngừng hoạt động trước tuổi 40, cùng với đó cũng ảnh hưởng đến chức năng nội tiết của buồng trứng và gây hiện tượng không còn kinh nguyệt.
Tắc hẹp cổ tử cung, dính buồng tử cung: Khi cơ quan sinh sản bị khuyết tật, xuất hiện khối u hoặc bị ảnh hưởng bởi nhiễm trùng cũng có thể khiến máu kinh không thể thoát ra ngoài.
Nguyên nhân do lối sống và tâm lý
Căng thẳng kéo dài, stress, mất ngủ, ngủ không đủ, không sâu giấc tác động đến nội tiết là nguyên nhân rất phổ biến dẫn đến tình trạng mất kinh ở phụ nữ
Dinh dưỡng không cân đối, giảm cân đột ngột, tập luyện thể thao quá mức có thể khiến quá trình hoạt động của buồng trứng bị ảnh hưởng và khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn gây vô kinh.
Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc nội tiết sai cách hoặc lạm dụng các loại thuốc nội tiết, các thuốc điều trị cũng có thể ảnh hưởng đến nội tiết của cơ thể và gây tình trạng mất kinh.
Tắc kinh lâu ngày: Hệ lụy và cách khắc phục
Tắc kinh tưởng chừng không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên nó là biểu hiện của các bất thường hoặc dấu hiệu của các bệnh lý khác. Chính vì thế, khi dấu hiệu này không được quan tâm, điều trị và khắc phục kịp thời cũng có thể khiến chị em gặp những hệ lụy sức khỏe nguy hiểm.
Tắc kinh nếu kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng:
Vô sinh, hiếm muộn: Do rối loạn rụng trứng hoặc tổn thương buồng trứng biểu hiện bởi dấu hiệu không có kinh nguyệt. Tình trạng bất thường tử cung, buồng trứng không được điều trị dẫn đến nguy cơ vô sinh, hiếm muộn nữ
Loãng xương: Hoạt động bất thường của buồng trứng có thể dẫn đến loãng xương do thiếu hụt estrogen kéo dài.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nội tiết: Như tiểu đường, béo phì đều xuất phát do những rối loạn nội tiết nghiêm trọng không được cải thiện.
Ảnh hưởng tâm lý: Với nguyên nhân gây mất kinh do stress, căng thẳng tâm lý nếu kéo dài có thể gây trầm cảm, giảm chất lượng cuộc sống.
Với những trường hợp tắc kinh do suy giảm chức năng của tuyến yên nếu không được phát hiện và điều trị có thể dẫn đến hội chứng Sheehan hoặc tăng nguy cơ chấn thương sọ não…
Ngoài biểu hiện tắc kinh, chị em còn phải đối diện với những rắc rối như suy giảm thị lực, rụng tóc quá nhiều, thường xuyên nhức đầu, mất ngủ… tác động không nhỏ đến tâm lý cũng như sinh hoạt, đời sống.
Chính vì thế, dù tắc kinh không gây ảnh hưởng nhiều chị em vẫn cần được thăm khám, kiểm tra, phát hiện nguyên nhân kinh nguyệt bất thường và có hướng điều trị phù hợp nhằm hạn chế nguy cơ biến chứng các bệnh lý nền nguy hiểm.
Phương pháp cải thiện tắc kinh hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể tác động khắc phục biểu hiện tắc kinh ở phụ nữ. Tùy thuộc vào nguyên nhân nào gây hiện tượng vô kinh, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Điều trị tắc kinh có thể dùng thuốc tây y, sử dụng các bài thuốc đông y, thay đổi thói quen, lối sống hoặc kết hợp các phương pháp trên.

Phương pháp điều trị tắc kinh
Điều trị tắc kinh trong y học hiện đại
Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nội tiết để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt đối với các trường hợp tắc kinh do rối loạn hoặc suy giảm nội tiết.
Bên cạnh đó, thăm khám, tìm kiếm nguyên nhân là cần thiết để có biện pháp khắc phục phù hợp, điều trị tận gốc rễ bệnh lý đang mắc phải từ đó cũng cải thiện hiệu quả, triệt để tình trạng mất kinh nguyệt.
Liệu pháp hormone thay thế (HRT) có thể được cân nhắc dành cho người bị mãn kinh sớm hoặc suy buồng trứng sớm, phù hợp với từng đối tượng ở mỗi giai đoạn và mức độ khác nhau.
Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống trở nên khoa học, lành mạnh cũng có tác động rõ rệt với nhiều trường hợp bị vô kinh, đặc biệt với những nguyên nhân như rối loạn kinh nguyệt do stress, căng thẳng thần kinh, mất cân bằng dinh dưỡng hoặc lười vận động.
Ăn uống đủ chất, tăng cường rau xanh và thực phẩm giàu sắt, ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa và cần cân bằng dưỡng chất trong mỗi bữa ăn.
Tập thể dục điều độ bằng các loại vận động vừa sức, phù hợp thể chất, tránh luyện tập quá sức.
Giảm stress, cố gắng cân bằng cảm xúc bằng cách thiết lập thói quen, thời gian biểu phù hợp khoa học, cân đối làm việc, nghỉ ngơi, giải trí
Phương pháp điều trị tắc kinh dân gian
Một số loại thuốc đông y có hiệu quả trong điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, cải thiện biểu hiện tắc kinh như ngải cứu, hoa hồng, ích mẫu, hoa dâm bụt… đã được sử dụng để điều kinh và lưu truyền rộng rãi. Rất nhiều trường hợp cũng đã cho biết có hiệu quả sau khi sử dụng tuy nhiên khó có thể mang lại kết quả như mong muốn.
Ngoài ra, một số bài thuốc đông y với sự phối hợp của các dược liệu khác nhau cũng được sử dụng nhằm bổ khí, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ.
Với bất cứ cách điều trị tắc kinh nào cũng cần được thăm khám, kiểm tra và tư vấn, chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng thuốc chữa tắc kinh có thể phải đối diện với nguy cơ khiến tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng
Kết luận
Tắc kinh là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà chị em phụ nữ không nên xem nhẹ. Việc chủ động thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế biến chứng và bảo vệ sức khỏe sinh sản về lâu dài. Nếu bạn đang gặp tình trạng tắc kinh, chậm kinh, kinh nguyệt không đều hoặc có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ bất thường, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Phòng khám Đa khoa Quốc tế Bình Dương qua 033 454 2621 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
Hãy chủ động lắng nghe cơ thể và chăm sóc sức khỏe sinh sản của mình ngay hôm nay!