Dấu hiệu rò hậu môn: Nhận biết sớm để điều trị hiệu quả
Rò hậu môn là một bệnh lý rất phổ biến nhưng ít được chúng ta quan tâm đúng mức, khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của nhiều người. Hiện nay, bệnh rò hậu môn ngày càng gia tăng đặc biệt ở nam giới trẻ trong độ tuổi lao động, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và nhận biết các dấu hiệu rò hậu môn để có cách xử lý kịp thời. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các dấu hiệu rò hậu môn để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Rò hậu môn là gì?
Định nghĩa rò hậu môn
Rò hậu môn là tình trạng xuất hiện một đường hầm nhỏ nối liền giữa ống hậu môn và da xung quanh hậu môn.
Rò hậu môn do đâu?
- Lỗ rò hậu môn thường do viêm nhiễm, áp xe hậu môn không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách gây ra.
- Đây cũng là biến chứng của bệnh crohn ở một số đối tượng (không toàn thể)
- Một số trường hợp ung thư trực tràng hoặc chấn thương hậu môn cũng có thể hình thành các đường rò hậu môn
- Rò hậu môn cũng có thể được hình thành sau ca phẫu thuật tại hậu môn hoặc chấn thương, tai nạn tầng sinh môn

Tại sao xuất hiện các dấu hiệu rò hậu môn
Các loại rò hậu môn
Rò hậu môn có thể được chia theo nhiều cách khác nhau, từ đó hình thành nhiều tên gọi cho các loại rò khác nhau ví dụ như:
Rò dưới niêm mạc: Loại rò đơn giản nhất nằm ngay dưới niêm mạc hậu môn, không đi qua cơ vòng hậu môn
Rò xuyên cơ thắt thấp: là loại rò với đường đi của ống rò nằm bên dưới cơ thắt bên ngoài hậu môn
Rò xuyên cơ thắt cao: Đường rò đi xuyên qua phần trên của cơ thắt ống hậu môn, tương đối phức tạp.
Rò ngoài cơ thắt: Đường rò thường xuất phát từ trực tràng xuyên qua phần đáy chậu và không đi qua cơ thắt hậu môn, thường gặp trong những trường hợp viêm ruột hoặc ung thư trực tràng
Rò trong cơ thắt: là loại rò hậu môn phổ biến nhất với đường rò nằm giữa cơ thắt trong và ngoài.
Ngoài ra, khi đánh giá độ phức tạp của đường rò cũng có thể chia thành rò đơn giản, rò phức tạp, rò đa đường hay rò tái phát.
Dấu hiệu rò hậu môn là gì?
Triệu chứng rò hậu môn có thể tự nhận biết ở người lớn
Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể không để ý hoặc nhầm lẫn với bệnh trĩ hoặc viêm da quanh hậu môn. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp những dấu hiệu dưới đây, hãy lưu ý:
Đau hậu môn: Đau âm ỉ hoặc đau nhói khu vực da quanh hậu môn, đặc biệt là khi ngồi hoặc đi đại tiện hay vận động mạnh.
Sưng là biểu hiện rò hậu môn: Sưng tấy vùng da xung quanh hậu môn.
Chảy mủ hậu môn có mùi hôi: Mủ có thể có màu vàng, xanh hoặc lẫn máu, có mùi hôi rất khó chịu.
Ngứa hậu môn: Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng hậu môn do dịch từ lỗ rò gây ra các kích thích vùng da quanh hậu môn cũng là dấu hiệu rò hậu môn.
Khó chịu hậu môn: Cảm giác vướng víu, khó chịu ở vùng hậu môn với sự xuất hiện của các khối cứng dễ nhầm với mụn bọc hay khối u vùng hậu môn
Rỉ dịch hậu môn: Dịch nhầy nhớt như keo màu trắng hoặc vàng.
Xuất hiện lỗ rò hậu môn: Đây là dấu hiệu rò hậu môn rõ ràng nhất, quan sát có thể thấy xuất hiện lỗ nhỏ trên da gần hậu môn, có thể sờ thấy được nếu lỗ rò kích thước lớn.
Khi các dấu hiệu rò hậu môn không được phát hiện có thể tiến triển thành những biểu hiện rõ ràng hơn như chảy dịch liên tục có mùi tanh nồng, sốt nhẹ đến cao, toàn thân mệt mỏi, đau dữ dội vùng hậu môn lan dần sang khu vực lân cận gây sưng hạch bẹn, chảy máu khi đi đại tiện.
Biểu hiện rò hậu môn ở trẻ nhỏ
Bệnh rò hậu môn có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào bao gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do cấu trúc hậu môn chưa được hoàn thiện.
Các biểu hiện rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có thể quan sát được như:
- Trẻ quấy khóc nhiều và tỏ ra khó chịu khi thay bỉm, đi vệ sinh
- Sưng đỏ, viêm tấy quanh vùng hậu môn không phải do hăm
- Dịch vàng rỉ ra từ lỗ lân cận hậu môn
- Quan sát kỹ có thể thấy lỗ rò nhỏ như chấm đỏ hoặc vết trợt da
Khi nghi ngờ xuất hiện các dấu hiệu rò hậu môn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần đưa trẻ đi khám nhi khoa để được sự hỗ trợ từ bác sĩ.
Chẩn đoán rò hậu môn tại cơ sở y tế
Việc chẩn đoán các dấu hiệu rò hậu môn cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng có kinh nghiệm. Tại phòng khám đa khoa quốc tế Bình Dương, các bước thăm khám rò hậu môn được thực hiện qua các bước:

Thăm khám ngay khi có dấu hiệu rò hậu môn
Bước thăm khám lâm sàng
Bác sĩ khám hậu môn và vùng da xung quanh, quan sát lỗ rò và đánh giá dịch tiết từ lỗ rò.
Bác sĩ có thể khám bằng tay qua ống hậu môn để dự đoán đường đi của đường rò
Bước khám cận lâm sàng hậu môn
Siêu âm hậu môn trực tràng là cách đơn giản nhất để kiểm tra đường rò hậu môn.
Chỉ định thực hiện nội soi hậu môn trực tràng: Quan sát trực tiếp bên trong ống hậu môn.
Chỉ định chụp MRI vùng chậu: Chụp cộng hưởng từ để đánh giá đường rò đối với những trường hợp được cho rằng đường rò phát triển phức tạp.
Việc thăm khám càng kỹ lưỡng càng giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng rò hậu môn và có phương án điều trị tối ưu nhất.
Khi nào cần gặp bác sĩ để khám rò hậu môn?
Người bệnh rất khó để đánh giá chính xác các biểu hiện rò hậu môn, do đó, khi có những biểu hiện dưới đây nên chủ động đi khám bác sĩ:
- Xuất hiện dịch mủ liên tục chảy ra từ khu vực hậu môn
- Cảm giác đau ở hậu môn không rõ ràng vị trí tuy nhiên kéo dài trong nhiều ngày không khỏi
- Chảy máu khi đi đại tiện với lượng nhỏ, có thể thấy trên giấy vệ sinh
- Xuất hiện tình trạng nóng sốt, mệt mỏi, hạch bẹn nổi to kèm triệu chứng đau hậu môn và chảy dịch kể trên.
Kết luận
Rò hậu môn là một bệnh lý không hiếm gặp, không nghiêm trọng nhưng gây ra nhiều khó chịu và có nguy cơ biến chứng. Việc nhận biết sớm các triệu chứng rò hậu môn sớm giúp bạn nhận được hỗ trợ, điều trị sớm mang lại hiệu quả cao và phòng tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Hãy đến Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Bình Dương ngay khi có các dấu hiệu rò hậu môn để được thăm khám và điều trị hiệu quả.