Nhận diện nhanh các dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ
Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ rất dễ bị nhầm lẫn, bỏ qua do khó nhận biết. Chính vì thế mà vô tình dẫn đến tình trạng khi đi thăm khám đa phần đã chuyển nặng và khó điều trị. Vì thế, nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ đóng vai trò quan trọng đối với phương pháp, hiệu quả điều trị cũng như hệ lụy mà nó mang lại.
Trong khuôn khổ bài viết này, bác sĩ phòng khám đa khoa quốc tế Bình Dương sẽ chia sẻ kinh nghiệm nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giúp bạn hiểu và có thể tự nhận biết sớm trong trường hợp mắc phải bệnh lý nguy hiểm này.
Bệnh giang mai ở nữ là gì?
Giang mai ở nữ là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra biểu hiện chủ yếu ở vùng sinh dục.
Con đường lây truyền giang mai ở nữ chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc trực tiếp với vết loét giang mai, hoặc nhiễm vi khuẩn qua niêm mạc như mắt, miệng hay âm đạo, hậu môn.
Bệnh giang mai nữ giới là bệnh lý rất phổ biến nhưng nhiều người không nhận biết được mình đã mắc bệnh do các dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ thường không rõ ràng, diễn tiến âm thầm thậm chí có thể ủ bệnh trong nhiều năm.
Giang mai nữ được đánh giá là nguy hiểm hơn, do tỷ lệ nữ mắc bệnh khi tiếp xúc với đối tượng bị giang mai cao hơn hẳn so với nam giới tiếp xúc với đối tượng mang mầm bệnh. Hơn nữa, do các dấu hiệu giang mai ở nữ khó phát hiện hơn, đến khi nhận diện và điều trị, bệnh đã ở trong giai đoạn nghiêm trọng và gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe.
Nhận biết dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ là gì?
Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ biểu hiện khác nhau với mỗi người, biểu hiện bệnh giang mai ở nữ cũng thay đổi khác nhau ở từng giai đoạn phát triển của bệnh giang mai.
Dấu hiệu bị giang mai ở nữ giai đoạn 1 (săng):
Dấu hiệu bị giang mai ở nữ trong giai đoạn này thường là xuất hiện các vết săng giang mai. Giai đoạn này có thể xuất hiện sau thời gian ủ bệnh giang mai (3-90 ngày sau khi nhiễm xoắn khuẩn) với các vết loét không đau, hình tròn hoặc bầu dục, xuất hiện ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung hoặc miệng.
Cùng với săng, các dấu hiệu giang mai ở nữ giới còn có thể là sưng hạch bẹn, không đau. Chính vì không có cảm giác đau đớn khó chịu rõ ràng nên nhiều phụ nữ không để ý, đến khi phát hiện các vết săng biến mất cho rằng đây là các vết viêm nhiễm thông thường, đã tự khỏi và không cần điều trị thêm. Tuy nhiên, khi này xoắn khuẩn giang mai đã phát triển mạnh mẽ và chuyển sang giai đoạn 2 khá nghiêm trọng.

Nhận biết các dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ
Biểu hiện của bệnh giang mai ở nữ giai đoạn 2:
Khi không được điều trị, bệnh giang mai chuyển biến sang giai đoạn 2 với các dấu hiệu như:
Phát ban toàn thân: xuất hiện các nốt ban đỏ hoặc hồng, không ngứa, có thể xuất hiện trên toàn thân tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Sẩn phì đại (sẩn giang mai): xuất hiện các sẩn phì đại mọc rải rác ở vùng hậu môn, bộ phận sinh dục dễ bị nhầm lẫn với dị ứng.
Rụng tóc nhiều bất thường: rụng tóc từng mảng nhiều bất thường, không đau không ngứa.
Các triệu chứng khác biểu hiện toàn thân khi giang mai lan khắp cơ thể với các biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu và đau họng.
Giai đoạn này có thể kéo dài đến vài tháng, các dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ tự hết mà không cần điều trị, tuy nhiên, đây là lúc bênh tiến vào giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn tiềm ẩn
Trong giai đoạn tiềm ẩn, không có dấu hiệu của bệnh giang mai ở nữ giới, nhưng vi khuẩn vẫn tồn tại trong cơ thể và chỉ có thể phát hiện thông qua lấy mẫu máu xét nghiệm giang mai.
Giai đoạn tiềm ẩn có thể kéo dài đến hàng năm, phát triển âm thầm trong cơ thể mà không có triệu chứng giang mai ở nữ rõ ràng.
Giai đoạn muộn bệnh giang mai
Đâu là giai đoạn bệnh nguy hiểm nhất, có thể xuất hiện sau 10, thậm chí là 30 năm nếu bệnh không được điều trị. Trong giai đoạn này, xoắn khuẩn giang mai có thể gây tổn thương thần kinh, tim mạch, xương khớp, thậm chí khiến người bệnh tử vong.
Giai đoạn muộn, không biểu hiện với các dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ đặc thù mà xuất hiện với các triệu chứng bệnh ảnh hưởng bởi giang mai, ví dụ như:
- Giang mai thần kinh gây sa sút trí tuệ, người bệnh mất khả năng phối hợp vận động và thường gặp biến chứng mù lòa.
- Với giang mai tim mạch, bệnh biểu hiện với các tình trạng phình động mạch chủ và suy tim.
- Với gôm giang mai biểu thị thành các khối u mềm dưới da gây biến dạng.
- Giang mai biến chứng xương khớp gây tình trạng viêm khớp, đau xương.
- Các dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ không nhận biết và điều trị có thể lây sang con gây giang mai bẩm sinh đối với phụ nữ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai.
Chẩn đoán, điều trị hiệu quả bệnh giang mai ở nữ
Chẩn đoán bệnh giang mai
Chẩn đoán giang mai tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh xã hội uy tín có thể thực hiện:
Xét nghiệm máu RPR, TPHA: tìm kháng thể cơ thể sản sinh chống lại vi khuẩn giang mai.
Xét nghiệm soi tươi dịch tiết: tìm vi khuẩn giang mai trong dịch tiết từ vết loét.
Một số cơ sở có thể thực hiện test nhanh giang mai tùy thuộc nhu cầu của bệnh nhân tuy nhiên độ chính xác không cao, cần phối hợp cùng điều tra lâm sàng của bác sĩ giàu kinh nghiệm trước khi kết luận bệnh
Điều trị khỏi các dấu hiệu bệnh giang mai:
Trong hầu hết các trường hợp bị bệnh giang mai ở nữ, sử dụng kháng sinh penicillin là sự lựa chọn ưu tiên. Riêng đối với bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai, có thể cân nhắc điều trị bằng Penicillin G Benzathine. một số trường hợp đặc biệt không thể sử dụng Penicillin do dị ứng bác sĩ cân nhắc sử dụng kháng sinh thay thế.
Liệu trình điều trị, phác đồ, cách sử dụng thuốc, liều lượng thuốc tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, tình trạng hiện tại và khả năng đáp ứng thuốc của từng bệnh nhân, được kiểm tra theo dõi sát sao và điều chỉnh phù hợp.
Theo dõi và tái khám theo lịch hẹn với bác sĩ để đảm bảo hiệu quả theo từng giai đoạn và kết quả cuối cùng điều trị thành công.

Điều trị các dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ
Lưu ý: Để có thể điều trị hiệu quả bệnh giang mai cũng như hạn chế nguy cơ biến chứng, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu giang mai ở nữ dưới đây cần ngay lập tức đi khám và làm xét nghiệm giang mai:
- Xuất hiện vết loét không đau ở vùng kín
- Có phát ban không rõ nguyên nhân
- Cảm thấy mệt mỏi, đau họng, rụng tóc không rõ lý do
- Bạn tình có nguy cơ hoặc đang điều trị giang mai
- Đang mang thai và chưa xét nghiệm giang mai
Phòng ngừa bệnh giang mai ở nữ
Đừng để khi xuất hiện các dấu hiệu giang mai ở nữ mới đi khám, bởi đó là lúc bệnh đã nghiêm trọng và gây ra hậu quả khó lường. Chủ động phòng tránh là cách tốt nhất để bảo vệ chính mình khỏi nguy cơ:
Quan hệ tình dục đảm bảo an toàn bằng cách sử dụng bao cao su.
Xét nghiệm định kỳ các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả giang mai đặc biệt là phụ nữ có nguy cơ cao.
Thông báo bạn tình nếu bạn có các dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ để họ được xét nghiệm và điều trị.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với vết loét giang mai dù không phải vị trí niêm mạc.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày đúng cách cũng là cách đơn giản và hiệu quả trong phòng tránh bệnh giang mai.
Lối sống lành mạnh bao gồm thể chất, tinh thần giúp tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ tốt hơn khỏi xoắn khuẩn giang mai.
Kết luận
Giang mai là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ sớm. Hãy gọi đến Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Bình Dương qua hotline 0334542621 để được hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn thăm khám và điều trị kịp thời các dấu hiệu bệnh giang mai.