Tổng quan viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì?
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là vấn đề mà rất nhiều chị em trong độ tuổi sinh sản mắc phải và khiến họ vô cùng lo lắng. Thực tế, đây là một tình trạng viêm tuyến lộ quá phát lan rộng ra ngoài cổ tử cung gây ra các triệu chứng khó chịu. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên nó gây ra rất nhiều phiền toái cho cuộc sống cũng như mang nguy cơ biến chứng nếu không được chữa trị kịp thời.
Phòng khám đa khoa quốc tế Bình Dương tiếp nhận rất nhiều trường hợp chị em bị viêm lộ tuyến nặng do chủ quan với các dấu hiệu ban đầu mà bỏ qua thời gian vàng điều trị, khiến việc chữa viêm lộ tuyến khó khăn và tốn nhiều chi phí. Chính vì thế, trong nội dung bài viết này, các bác sĩ phụ khoa giàu kinh nghiệm sẽ chia sẻ những kiến thức tổng quan về viêm lộ tuyến giúp chị em hiểu và có cách bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn trước căn bệnh này.
Tìm hiểu khái niệm viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì?
Để hiểu rõ về viêm lộ tuyến cổ tử cung, trước hết chúng ta cần nắm được khái niệm thế nào là lộ tuyến cổ tử cung. Cổ tử cung là phần ống nối giữa âm đạo và buồng tử cung, bề mặt ngoài của cổ tử cung được bao phủ bởi lớp tế bào lát, còn bên trong ống cổ tử cung là các tế bào tuyến tiết dịch. Trong một số trường hợp, các tế bào tuyến này có thể phát triển lan rộng ra bên ngoài bề mặt cổ tử cung, tạo thành vùng được gọi là lộ tuyến.
Hiện tượng lộ tuyến sinh lý thường gặp ở tuổi dậy thì và phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt nguy cơ cao hơn với những người có nồng độ estrogen cao. Đây là một hiện tượng bình thường và thường không gây ra triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, vùng lộ tuyến này dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như vi khuẩn, virus, nấm, hoặc các tác nhân gây kích ứng khác, dẫn đến tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung. Khi đó, các triệu chứng khó chịu cũng là dấu hiệu cơ bản của viêm lộ tuyến bắt đầu xuất hiện.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung tiếng anh là Cervical Ectropion with Inflammation hoặc Cervicitis with Ectropion được sử dụng rộng rãi trong y học chỉ tình trạng vùng lộ tuyến bị viêm nhiễm ở các mức độ khác nhau và cần được điều trị.

Tìm hiểu chung bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung
Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung phổ biến ở phụ nữ
Có nhiều yếu tố có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung, bao gồm:
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Việc vệ sinh quá kỹ, sử dụng hóa chất tẩy rửa mạnh hoặc thụt rửa âm đạo sâu.
- Quan hệ tình dục không an toàn và có nguy cơ với các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục.
- Cổ tử cung bị tổn thương chưa hồi phục do các thủ thuật phụ khoa như nạo phá thai, sinh nở (đặc biệt là sinh thường).
- Rối loạn nội tiết tố: Sự thay đổi bất thường nồng độ hormone, đặc biệt là tăng sản xuất estrogen.
- Sử dụng các biện pháp tránh thai không phù hợp.
- Lạm dụng các thủ thuật phụ khoa
- Yếu tố bẩm sinh (Viêm lộ tuyến cổ tử cung bẩm sinh)
Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung
Các triệu chứng của viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm và cơ địa của từng người. Trong nhiều trường hợp, dấu hiệu viêm lộ tuyến nhẹ có thể rất mờ nhạt và nhiều người không tự nhận biết, chỉ phát hiện khi thăm khám phụ khoa định kỳ hoặc khi bệnh tiến triển nặng mới có thể nhận diện. Tuy nhiên, một số dấu hiệu viêm lộ tuyến cổ tử cung thường gặp bao gồm:
- Khí hư ra nhiều bất thường
- Ngứa ngáy, khó chịu hoặc nóng rát ở vùng kín
- Đau bụng dưới âm ỉ
- Đau rát khi quan hệ tình dục
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Tiểu buốt, tiểu rắt
Các triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung rất dễ nhầm lẫn với tình trạng viêm phụ khoa khác như viêm âm đạo hoặc viêm cổ tử cung, do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường cần thăm khám y khoa để xác định chính xác tình trạng bệnh lý mà bạn mắc phải là gì.
Bệnh lý viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy hiểm không?
Bản thân lộ tuyến cổ tử cung là một hiện tượng sinh lý bình thường và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi vùng lộ tuyến bị viêm nhiễm, nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của chị em, ví dụ như:
Tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa khác: Viêm lộ tuyến làm suy yếu hàng rào bảo vệ tự nhiên của cổ tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập và gây viêm nhiễm ở các bộ phận khác của đường sinh dục như viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu.
Ảnh hưởng đến khả năng thụ thai: Khí hư ra nhiều do viêm lộ tuyến có thể cản trở sự di chuyển của tinh trùng, sự thay đổi môi trường âm đạo do viêm làm giảm khả năng thụ thai.
Tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục: Vùng lộ tuyến bị viêm nhiễm dễ bị tổn thương hơn, làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh STIs (giang mai, lậu, sùi mào gà..).
Liên hệ với ung thư cổ tử cung: Cần nhấn mạnh rằng viêm lộ tuyến cổ tử cung không phải là ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, tình trạng viêm nhiễm mạn tính có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các tế bào bất thường ở cổ tử cung.
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Các triệu chứng như khí hư nhiều, ngứa rát, đau khi quan hệ có thể gây khó chịu, mất tự tin và ảnh hưởng đến đời sống tình dục của chị em.
Các cấp độ phân loại của viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung thường được phân loại thành ba cấp độ dựa trên diện tích tổn thương của vùng lộ tuyến:
Viêm lộ tuyến độ 1: Diện tích vùng lộ tuyến bị viêm nhiễm chiếm dưới 1/3 bề mặt cổ tử cung. Các triệu chứng thường nhẹ và đôi khi không rõ ràng.
Viêm lộ tuyến độ 2: Diện tích vùng lộ tuyến bị viêm nhiễm chiếm từ 1/3 đến 2/3 bề mặt cổ tử cung. Các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn, khí hư ra nhiều và có thể gây khó chịu.
Viêm lộ tuyến độ 3 (Viêm lộ tuyến toàn bộ cổ tử cung): Diện tích vùng lộ tuyến bị viêm nhiễm chiếm trên 2/3 hoặc toàn bộ bề mặt cổ tử cung. Các triệu chứng thường nặng nề, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.

Thăm khám phụ khoa để chẩn đoán chính xác viêm lộ tuyến cổ tử cung
Cách chẩn đoán chính xác viêm lộ tuyến cổ tử cung
Việc chẩn đoán viêm lộ tuyến cổ tử cung thường bao gồm các bước sau:
Khám lâm sàng phụ khoa bằng kẹp mỏ vịt: Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để mở rộng âm đạo và quan sát trực tiếp cổ tử cung, đánh giá tình trạng lộ tuyến và các dấu hiệu viêm phụ khoa.
Soi cổ tử cung: Sử dụng kính hiển vi có đèn chiếu sáng để quan sát kỹ hơn bề mặt cổ tử cung, phát hiện các tổn thương nhỏ và lấy mẫu bệnh phẩm nếu cần.
Xét nghiệm tế bào học (Pap smear/ThinPrep): Lấy mẫu tế bào ở cổ tử cung để kiểm tra các tế bào bất thường, sàng lọc sớm nguy cơ tiền ung thư và ung thư cổ tử cung.
Xét nghiệm dịch âm đạo: Tìm kiếm các tác nhân gây viêm nhiễm như vi khuẩn, nấm, trùng roi từ đó có cơ sở để đề xuất các phương án điều trị phù hợp nhất
Sinh thiết cổ tử cung: Trong trường hợp nghi ngờ có tế bào bất thường hoặc kết quả Pap smear bất thường, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết để chẩn đoán xác nhận lại giả thiết, có phương án dự phòng trong trường hợp có tế bào ác tính.
Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng phương pháp nào có hiệu quả?
Phương pháp điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung sẽ được chỉ định dựa trên mức độ viêm nhiễm, nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe của từng người. Các phương pháp điều trị viêm lộ tuyến đang được áp dụng thường bao gồm:
Điều trị nội khoa bằng thuốc
Có thể chỉ định đơn độc hoặc phối hợp sử dụng thuốc đặt âm đạo, thuốc uống (kháng sinh, kháng viêm, kháng nấm…) để điều trị tình trạng viêm nhiễm do các tác nhân cụ thể sau khi xét nghiệm gây ra. bác sĩ cũng có thể đề xuất thêm thuốc cân bằng nội tiết trong trường hợp nguyên nhân gây lộ tuyến quá phát là do rối loạn hormone, cũng có thể điều trị bằng các loại thảo dược (đông tây y kết hợp) trong trường hợp viêm nhẹ.
Điều trị ngoại khoa (diệt tuyến)
Áp dụng các phương pháp để loại bỏ vùng lộ tuyến bị viêm nhiễm, thường được chỉ định khi điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc viêm lộ tuyến ở mức độ nặng, có thể lựa chọn một trong những phương pháp diệt tuyến như:
Đốt điện cổ tử cung: Sử dụng nhiệt để phá hủy, tiêu diệt các tế bào tuyến bất thường trên bề mặt cổ tử cung.
Áp lạnh: Sử dụng nitơ lỏng để đóng băng và tiêu diệt các tế bào tuyến.
Laser: Sử dụng tia laser để đốt và loại bỏ vùng lộ tuyến bị tổn thương.
Dao LEEP (Loop Electrosurgical Excision Procedure): Sử dụng một vòng dây điện mỏng để cắt bỏ vùng lộ tuyến.
Công nghệ sóng cao tần RFA – kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay, ít tổn thương mô lành, phục hồi nhanh, ít tái phát.
Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm riêng, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh lý và khả năng kinh tế của bệnh nhân để đề xuất phương án trị liệu hiệu quả, phù hợp và tiết kiệm chi phí nhất.
Điều quan trọng là chị em cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ và tái khám đúng hẹn để theo dõi hiệu quả điều trị, phát hiện sớm các bất thường trong hồi phục và ngăn ngừa tình trạng viêm tái phát.
Kết luận
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một bệnh lý phụ khoa phổ biến nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng cách. Việc trang bị kiến thức về bệnh, nhận biết các dấu hiệu của viêm lộ tuyến cổ tử cung sớm và chủ động thăm khám phụ khoa định kỳ là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe sinh sản của chị em.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về viêm lộ tuyến cổ tử cung hoặc cần hướng dẫn liên quan đến bệnh, vui lòng gọi đến hotline 033 454 2621 để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm tại phòng khám đa khoa quốc tế Bình Dương hỗ trợ miễn phí