Mụn rộp sinh dục ở miệng và lưỡi có nguy hiểm không?
Mụn rộp sinh dục ở miệng (còn gọi là herpes miệng) là một bệnh lý do virus herpes simplex (HSV-1 hoặc HSV-2) gây ra, xuất hiện dưới dạng mụn nước, lở loét, đau rát quanh vùng môi, miệng và lưỡi. Bệnh có thể gây khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Theo một thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới hơn 3,7 tỷ người dưới 50 tuổi nhiễm HSV-1 trên toàn cầu. Điều đáng lo ngại là nhiều người không nhận ra mình bị nhiễm hoặc nhầm lẫn với các vấn đề khác như nhiệt miệng hay viêm loét miệng, cũng vì thế mà dễ dàng lây nhiễm virus sang cho những người khác.
Trong bài viết này, các chuyên gia bệnh xã hội của Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Bình Dương sẽ giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa mụn rộp sinh dục ở miệng, đặc biệt là những lưu ý dành cho đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch yếu.
Khái niệm mụn rộp sinh dục ở miệng là gì?
Mụn rộp sinh dục ở miệng là tình trạng nhiễm trùng do virus herpes simplex (HSV) gây ra tại vùng miệng, bao gồm cả môi và lưỡi. Virus này có hai chủng chính gây bệnh mụn rộp sinh dục:
HSV-1: Chủ yếu gây mụn rộp ở miệng, môi và lưỡi, nhưng cũng có thể lây sang bộ phận sinh dục thông qua tiếp xúc.
HSV-2: Thường liên quan đến mụn rộp sinh dục, nhưng có thể lan đến miệng qua quan hệ tình dục bằng miệng không bảo vệ.
Bệnh có tính tái phát cao, nghĩa là sau khi nhiễm, virus có thể ngủ yên trong cơ thể không có biểu hiện triệu chứng và bùng phát trở lại khi hệ miễn dịch suy yếu.

Mụn rộp sinh dục ở miệng lưỡi là gì? có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây biểu hiện mụn rộp ở miệng
Mụn rộp miệng có thể lây nhiễm qua các con đường sau:
- Tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh: Hôn, ôm, hoặc tiếp xúc trực tiếp với vết loét herpes.
- Quan hệ tình dục bằng miệng: HSV gây mụn rộp sinh dục có thể lây từ bộ phận sinh dục lên miệng hoặc ngược lại.
- Dùng chung đồ cá nhân: Cốc uống nước, son môi, dao cạo râu, khăn mặt của người bệnh có thể tồn tại virus HSV trong thời gian ngắn, có thể lây cho người khác nếu dùng chung.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Khi căng thẳng, mệt mỏi, hoặc mắc bệnh nền có hệ miễn dịch suy yếu, virus có thể tái hoạt động hoặc dễ dàng bị tấn công bởi các nguồn lây bệnh khác bên ngoài.
Lưu ý: Nhiều người mang virus nhưng trong trạng thái không có triệu chứng, do đó họ vô tình lây nhiễm cho người khác mà không biết.
Triệu chứng của mụn rộp ở miệng và lưỡi
Bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng, lưỡi thường tiến triển qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tiềm ẩn (2 – 12 ngày sau khi nhiễm virus)
Miệng có cảm giác ngứa ran, đau nhẹ, sưng tấy nhưng không rõ ràng. Một số người nhầm lẫn với dấu hiệu sớm của nhiệt miệng hoặc viêm lợi.
Giai đoạn 2: Bùng phát (3 – 7 ngày tiếp theo)
Xuất hiện mụn nước nhỏ li ti mọc rải rác, sau đó các mụn nước này lớn dần, vỡ ra và tạo thành vết loét đau rát quanh môi, lưỡi, nướu. Cảm giác khó chịu đau nhức, xót khi ăn uống, nói chuyện.
Giai đoạn 3: Phục hồi (5 – 10 ngày tiếp theo)
Vết loét khô lại, đóng vảy và lành dần. Nhiều người cho rằng đây là tình trạng nhiệt miệng thông thường và có khả năng tự khỏi mà không cần dùng thuốc.
Tuy nhiên, virus vẫn tồn tại trong cơ thể dưới dạng tiềm ẩn và có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng cơ thể suy giảm.
Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai, virus có thể gây nguy hiểm cho thai nhi nếu không được điều trị đúng cách. Do đó, các dấu hiệu tưởng chừng như thông thường cũng cần phải đặc biệt quan tâm, lưu ý và cảnh giác tránh bỏ sót gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sau
Chẩn đoán mụn rộp ở miệng như thế nào?
Để xác định bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng chính xác, bác sĩ chuyên khoa có thể thực hiện phối hợp nhiều cách như:
- Khám lâm sàng: Đánh giá tổn thương các vết loét hoặc mụn nước ở miệng lưỡi.
- Xét nghiệm PCR: Có thể phát hiện sự tồn tại DNA của virus HSV.
- Xét nghiệm kháng thể HSV: Để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể, sản xuất ra kháng thể đặc thù riêng cho virus HSV.
Nếu bạn có triệu chứng nhiệt miệng, mụn nước quanh miệng tái phát nhiều lần có thể cơ thể vẫn còn tồn tại virus HSV dưới dạng tiềm ẩn, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên điều trị bệnh xã hội uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Cách chữa mụn rộp ở miệng và lưỡi
Để điều trị hiệu quả bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng lưỡi, bác sĩ có thể dựa trên tình trạng thực tế của người bệnh mà chỉ định một hoặc phối hợp một số phương án điều trị dưới đây:
Điều trị bằng thuốc kháng virus
Acyclovir, Valacyclovir, Famciclovir là một số thuốc có tác dụng giúp giảm triệu chứng, ngăn virus nhân lên.
Thuốc có thể dùng dạng uống hoặc bôi, tùy theo mức độ bệnh, vị trí xuất hiện các triệu chứng mụn rộp sinh dục ở miệng.

Cách điều trị mụn rộp sinh dục ở miệng hiệu quả
Chăm sóc tại nhà hỗ trợ điều trị mụn rộp sinh dục ở miệng
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ hạn chế sự phát triển của các nhóm vi khuẩn khiến tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn
- Tránh ăn cay nóng, thực phẩm có tính axit (chanh, dứa) sẽ làm cảm giác đau trở nên dữ dội hơn, cũng như tình trạng viêm loét tổn thương lâu lành hơn
- Chườm đá giúp giảm đau và sưng tại chỗ tức thời.
Lưu ý sử dụng thuốc trị mụn rộp sinh dục ở miệng: Không tự ý bôi thuốc, tự mua thuốc về sử dụng dưới mọi hình thức khi chưa được thăm khám chuyên khoa và có chỉ định của bác sĩ.
Cách phòng mụn rộp sinh dục ở miệng xuất hiện
Để phòng tránh sự lây lan của virus HSV – nguyên nhân gây bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng, cần đảm bảo một số vấn đề dưới đây
- Tránh tiếp xúc với vết loét của người bệnh dưới mọi hình thức tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.
- Không dùng chung đồ cá nhân như cốc uống nước, bàn chải đánh răng, dụng cụ vệ sinh răng miệng, khăn mặt……
- Quan hệ tình dục an toàn với một đối tượng đáng tin cậy duy nhất (sử dụng bao cao su, tránh oral sex khi có bất cứ triệu chứng nào của mụn rộp sinh dục ở miệng).
- Tăng cường hệ miễn dịch bằng chế độ ăn uống lành mạnh, giảm stress, tăng cường vận động thể dục thể thao và ngủ sâu đủ giấc.
Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai: Nếu có tiền sử mắc bệnh mụn rộp sinh dục ở bất cứ vị trí nào trước đây, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng phòng tránh hoặc điều trị phù hợp nhất đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Dấu hiệu mụn rộp sinh dục ở miệng cần gặp bác sĩ
Hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa bệnh xã hội uy tín gần nhất nếu bạn có các dấu hiệu dưới:
- Mụn rộp quanh miệng gây đau, có dấu hiệu lan rộng và kéo dài hơn 2 tuần không lành.
- Tình trạng mụn nước quanh miệng hoặc lở loét tái phát thường xuyên (trên 4 lần/năm).
- Vết loét sưng to, lan rộng, có dấu hiệu hình thành mủ, tổn thương nghiêm trọng.
- Nghi ngờ mắc bệnh mụn rộp sinh dục khi đang mang thai.
Bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm sẽ giúp bạn làm kiểm tra, xét nghiệm mụn rộp sinh dục để nắm rõ tình trạng bệnh lý của bạn, từ đó kiểm soát bệnh tốt hơn và tránh những biến chứng nguy hiểm.
Kết luận
Mụn rộp sinh dục ở miệng rất khó chữa khỏi hoàn toàn, đặc biệt không thể tự khỏi do đó nên tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay khi nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên, Bệnh có thể được kiểm soát hiệu quả nếu bạn chủ động phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Nếu bạn đang gặp phải triệu chứng nghi ngờ bị mụn rộp sinh dục ở miệng hoặc cần tư vấn thêm, hãy gọi đến Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Bình Dương tại 033 454 2621 để được các chuyên gia hỗ trợ trực tiếp hoàn toàn miễn phí 24/7.