Thuốc phá thai: giải pháp đình chỉ thai kỳ an toàn
Mang thai ngoài ý muốn là một tình huống không mong đợi, khiến nhiều phụ nữ bối rối, lo lắng và tìm kiếm các phương án giải quyết. Trong số các phương pháp đình chỉ thai kỳ, phá thai bằng thuốc được xem là một lựa chọn an toàn, kín đáo và ít can thiệp ngoại khoa.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng viên thuốc phá thai một cách tùy tiện. Việc thiếu thông tin có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tâm lý sau này. Vậy thuốc phá thai là gì? Có bao nhiêu loại? Uống thuốc phá thai có an toàn không? Khi nào nên sử dụng? Hãy cùng các chuyên gia của Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Bình Dương tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Phá thai bằng thuốc là gì?
Định nghĩa về phương pháp phá thai bằng thuốc
Phá thai bằng thuốc (thuốc đình chỉ thai kỳ, thuốc nội khoa phá thai) là phương pháp sử dụng dược phẩm để kích thích sảy thai tự nhiên, không cần can thiệp phẫu thuật. Phương pháp này chỉ áp dụng cho thai kỳ dưới 7 tuần tuổi, khi phôi thai chưa phát triển hoàn thiện và chưa bám chặt vào tử cung.

Hình ảnh thuốc phá thai và phương pháp phá thai bằng thuốc
Cơ chế hoạt động của thuốc phá thai
Phương pháp phá thai bằng thuốc hoạt động trên cơ chế sử dụng hai loại thuốc chính:
- Mifepristone (RU-486): Ngăn chặn sự tiết hormone progesterone, làm phôi thai ngừng phát triển.
- Misoprostol (Cytotec): Kích thích tử cung co bóp, đẩy thai ra ngoài một cách tự nhiên.
Các loại thuốc phá thai phổ biến
Những loại thuốc phá thai thường được sử dụng trong y khoa được cấp phép
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc phá thai khác nhau, nhưng phổ biến và an toàn nhất là: Mifepristone (Mifestad 200mg, RU-486) và Misoprostol (Cytotec 200mcg). Nhìn chung, thuốc phá thai thường có dạng viên nén uống hoặc đặt dưới lưỡi để giúp quá trình hấp thụ tốt hơn.
Điều kiện áp dụng phương pháp phá thai bằng thuốc
Không phải ai cũng có thể uống thuốc phá thai. Theo các chuyên gia, thuốc chỉ phù hợp với:
- Thai dưới 7 tuần tuổi tại thời điểm sử dụng thuốc phá thai. Sử dụng thuốc phá thai 7 tuần cần được cân nhắc thông qua thăm khám tại cơ sở y tế.
- Thai đã làm tổ trong tử cung, nhìn thấy phôi thai khi siêu âm tại cơ sở thực hiện phá thai bằng thuốc
- Thai phụ không mắc bệnh mãn tính nhất định (tim mạch, huyết áp, rối loạn đông máu, hen suyễn, v.v.)
- Không dị ứng hoặc có phản ứng bất thường với thành phần thuốc phá thai
Không thể áp dụng phương pháp phá thai bằng thuốc cho các trường hợp dưới đây, thay vào đó cần một phương pháp khác an toàn, hiệu quả và phù hợp hơn:
- Thai ngoài tử cung
- Thiếu máu nghiêm trọng hoặc có tiền sử thiếu máu
- Phụ nữ đang đặt vòng tránh thai, có sử dụng dụng cụ đặt lòng tử cung khác
- Mắc bệnh gan, thận, tim mạch nặng và đang được điều trị
Chính vì thế, không thể tự ý mua các loại thuốc phá thai về sử dụng tại nhà. Trước khi uống thuốc phá thai, bạn nên đến phòng khám phá thai tốt nhất để kiểm tra thai kỳ và tư vấn y tế về trường hợp cụ thể của mình có thể phá thai bằng thuốc hay không.
Quy trình sử dụng thuốc phá thai chuẩn y khoa
Quy trình thực hiện phương pháp phá thai bằng thuốc thường diễn ra theo 4 bước cơ bản không thể thiếu như sau:

Thăm khám chuyên khoa là bước đầu trong quy trình phá thai bằng thuốc
Bước 1: Thăm khám và kiểm tra sức khỏe của mẹ và tình trạng thai
Xác định tuổi thai, trạng thái bám của thai qua siêu âm
Kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát của thai phụ thông qua xét nghiệm cần thiết để biết thai phụ có phù hợp với phương pháp phá thai bằng thuốc hay không
Bác sĩ tư vấn về ưu nhược điểm của phương pháp phá thai an toàn, quy trình phá thai bằng thuốc, tác dụng phụ có thể xuất hiện và cách chăm sóc sau phá thai
Bước 2: Hướng dẫn và theo dõi uống viên thuốc phá thai đầu tiên (Mifepristone)
Viên thuốc này có tác động ngăn thai tiếp tục phát triển bằng cách ngăn chặn tác dụng của progesterone. Sau khi uống, thai phụ có thể nhận thấy một số dấu hiệu như mệt mỏi, đau nhẹ vùng bụng dưới, thai phụ sẽ ở lại phòng khám phá thai theo dõi khoảng 1 giờ nếu không xuất hiện dấu hiệu bất thường có thể về nhà nghỉ ngơi. Bác sĩ hẹn sau 48h sẽ đến để kiểm tra lại và tiếp tục thực hiện bước phá thai bằng thuốc tiếp theo.
Bước 3: Uống viên thứ hai (Misoprostol) sau 24-48h
Misoprostol có tác động kích thích gây co bóp tử cung, đẩy thai ra ngoài cùng với niêm mạc tử cung. Thai phụ sẽ thấy tình trạng chảy máu, đau bụng như đau bụng kinh do sự vỡ mao mạch và bong niêm mạc, kèm theo đó có thể thấy túi thai được đẩy ra ngoài cùng với máu đông.
Quá trình này có thể kéo dài từ vài giờ đến 2-3 ngày, lượng máu giảm dần theo thời gian. Nếu người bệnh bị chảy máu nhiều và kéo dài hơn không có dấu hiệu giảm bớt, choáng ngất do mất máu nhiều hoặc đau bụng dữ dội cần đến cơ sở phá thai để được theo dõi và có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời.
Bước 4: Theo dõi sức khỏe sau phá thai
Sau khoảng 2-3 ngày hoặc có thể kéo dài hơn 1-2 ngày sẽ chấm dứt tình trạng ra máu, phụ nữ cần được nghỉ ngơi và chăm sóc sau phá thai cả về dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi và thoải mái về tinh thần. Bác sĩ sẽ có hướng dẫn chi tiết, cụ thể những gì nên hoặc cần kiêng sau khi phá thai, cần lưu ý thực hiện để quá trình phục hồi được tốt nhất.
Ra máu kéo dài hơn 2 tuần có thể là dấu hiệu sót thai và cần được thăm khám, kiểm tra ngay và có biện pháp xử lý, thường là hút thai sót và xử lý tổn thương sau phá thai không thành công. Đây là trường hợp rất hiếm gặp tuy nhiên bác sĩ vẫn lưu ý đối với người thực hiện phá thai bằng thuốc.
Cần tái khám để kiểm tra kết quả sau phá thai, bao gồm siêu âm để xác định đã không còn sót thai hay nhau thai trong buồng tử cung và phát hiện những tổn thương có thể có hoặc tình trạng phục hồi của tử cung.
Sau khi phá thai cần tuân thủ nghiêm túc, chặt chẽ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó yếu tố tinh thần cũng đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người phụ nữ, thoải mái tinh thần và tránh xa suy nghĩ tiêu cực là điều cần thiết được chú trọng.
Biến chứng và tác dụng phụ của thuốc phá thai
Phương pháp phá thai bằng thuốc thường gây ra một số tác dụng phụ có thể rõ ràng hoặc không tùy thuộc vào từng đối tượng, tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp sử dụng thuốc phá thai thường xuất hiện những biểu hiện như:
- Đau bụng âm ỉ theo cơn, kéo dài đến 2 ngày, chảy máu nhiều và ồ ạt nhưng giảm dần vào ngày tiếp theo
- Buồn nôn, tiêu chảy là tác dụng phụ thường thấy ở nhiều thai phụ uống thuốc phá thai
- Mệt mỏi, sốt nhẹ là những biểu hiện toàn thân có thể xuất hiện ở đa số các trường hợp sau khi dùng thuốc để phá thai

Buồn nôn là tác dụng phụ của thuốc tránh thai thường gặp
Biến chứng nguy hiểm hơn
Với biểu hiện mất máu quá nhiều, đau bụng dữ dội hoặc sốt cao không hạ tuy ít gặp nhưng cần được đưa tới cơ sở y tế uy tín để thực hiện thăm khám, kiểm tra và cấp cứu ngay. Các biểu hiện này thường xuất hiện do tổn thương tử cung quá nghiêm trọng cơ thể không thể tự cầm máu, trạng thái sót thai do phá thai bằng thuốc không thành công hoặc nhiễm trùng phần phụ.
Dù không xuất hiện các biến chứng hay tác dụng phụ rõ ràng, sau khi phá thai cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn và thăm khám lại theo lịch hẹn để hạn chế tối đa nguy cơ, sự tác động không tốt của phá thai với sức khỏe sinh sản về sau.
Kết luận
Phá thai bằng thuốc là phương pháp an toàn nếu thực hiện đúng cách, dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn, kỹ thuật và kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai, sử dụng mà không có chỉ định hoặc có sự theo dõi tác động thuốc của bác sĩ có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Lựa chọn phá thai ở đâu tốt nhất là cách tự bảo vệ sức khỏe và an toàn của chính mình.
Tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Bình Dương, chúng tôi cung cấp dịch vụ phá thai an toàn với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, đảm bảo tư vấn tận tình – chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện. Thông tin thêm về phương pháp này hoặc cần tư vấn phá thai an toàn bằng thuốc vui lòng chat ngay tại đây hoặc liên hệ hotline/Zalo 033 454 2621 để được hỗ trợ giải đáp sớm nhất.