Săng giang mai: Dấu hiệu, triệu chứng và cách nhận biết chính xác
Bệnh giang mai là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe nặng nề nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Việc nhận biết sớm săng giang mai là rất quan trọng để phát hiện và điều trị bệnh sớm. Vậy săng giang mai là gì, cách nhận biết, chẩn đoán và điều trị hiệu quả sẽ được chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây từ phòng khám đa khoa Quốc tế Bình Dương.
Săng giang mai là gì?
Khái niệm săng giang mai
Săng giang mai là một tổn thương đặc trưng của bệnh giang mai với dạng vết loét không đau, xuất hiện tại vị trí xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể.
Săng thường có hình tròn hoặc bầu dục, bờ nhẵn, đáy cứng và sạch, màu đỏ thịt tươi, nền cứng thường phát hiện thấy ở vùng cơ quan sinh dục hậu môn hay miệng của người bệnh.

Nhận biết sự xuất hiện của săng giang mai
Các loại vết săng giang mai
Săng giang mai điển hình
Săng giang mai điển hình hay còn gọi là săng giang mai đặc hiệu ngoài những đặc điểm hình thái ở trên còn có các đặc điểm khác như: không đau, không ngứa, không có mủ, tự lành sau 3-6 tuần mà không để lại sẹo.
Săng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau không cố định trên cơ thể, tùy thuộc vào đường lây truyền xoắn khuẩn giang mai và vị trí bị xoắn khuẩn tấn công.
Săng giang mai hỗn hợp
Trong một số trường hợp, săng do giang mai có thể xuất hiện cùng với các vết loét do các bệnh khác gây ra, gọi là săng giang mai hỗn hợp. Điều này gây khó khăn cho việc chẩn đoán, nhận diện sớm bệnh giang mai và điều trị bệnh hiệu quả.
Dấu hiệu và triệu chứng của săng giang mai
Hình ảnh và cách nhận biết săng do giang mai
- Hình ảnh săng có thể khác nhau về hình dạng và kích thước tùy thuộc vào vị trí xuất hiện và giai đoạn phát triển của bệnh.
- Vết loét săng có thể hình tròn hoặc bầu dục kích thước nhỏ đường kính từ 0.5 đến 2cm màu đỏ, hồng hơi bóng.
- Khi mới xuất hiện thông thường chỉ có một vết săng mọc đơn lẻ, không đau, không có mủ, không ngứa chỉ chảy rất ít dịch tiết. Trong một số trường hợp khác cũng có thể lên nhiều nốt săng đơn lẻ không liên kết.
- Với những trường hợp săng giang mai xuất hiện tại cơ quan sinh dục, có thể xuất hiện kèm với triệu chứng hạch bẹn sưng to nhưng không đau.
Bạn có thể tìm kiếm hình ảnh săng giang mai trên internet để tham khảo, nhận biết sớm và nâng cao cảnh giác với nguy cơ bị bệnh giang mai, nhưng cần lưu ý rằng hình ảnh không thể thay thế cho việc thăm khám và chẩn đoán của bác sĩ.

Hình ảnh săng giang mai trên cơ thể
Vị trí thường thấy săng giang mai xuất hiện ở đâu?
Các vết loét giang mai thường xuất hiện ở cơ quan sinh dục (dương vật, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung), miệng, hậu môn do đây là những vị tiếp xúc và lây truyền xoắn khuẩn giang mai chính, tập trung nhiều vi khuẩn cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển.
Ngoài ra, trong một số ít trường hợp đặc biệt lây nhiễm qua con đường khác, săng cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác như ngón tay, môi, lưỡi.
Săng giang mai có ngứa không? Có đau không?
Săng do giang mai trong hầu hết các trường hợp thường không gây đau hoặc ngứa. Đây là một trong những đặc điểm giúp phân biệt săng giang mai với các vết loét do các bệnh nhiễm trùng hoặc tổn thương thông thường khác.
Chẩn đoán và điều trị giang mai tại cơ sở y tế chuyên khoa
Chẩn đoán săng giang mai
Việc chẩn đoán giang mai tại cơ sở y tế khám bệnh xã hội uy tín bao gồm thăm khám lâm sàng và xét nghiệm.
Các xét nghiệm thường được sử dụng là xét nghiệm máu (VDRL, TPHA) để phát hiện kháng thể đặc hiệu với vi khuẩn giang mai và xét nghiệm dịch tiết từ săng để phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn Treponema pallidum.
Điều trị săng giang mai
Giang mai trong hầu hết các trường hợp được điều trị bằng kháng sinh, thường là penicillin. Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện phản ứng dị ứng với penicillin có thể sử dụng thay thế bằng Doxycycline hoặc Azithromycin.
Việc điều trị cần dựa theo nguyên tắc: phát hiện sớm dấu hiệu săng do giang mai, thực hiện theo đúng phác đồ của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và tránh kháng thuốc.
Việc điều trị săng giang mai cần thực hiện song song giữa người bị bệnh và vợ/chồng/đối tác tình dục nếu có quan hệ không an toàn trong vòng 90 ngày trước khi phát hiện săng giang mai. Đồng thời cần kiêng quan hệ cho đến khi giang mai được chữa khỏi hoàn toàn.
Việc kết luận điều trị khỏi giang mai không chỉ là khi khỏi vết săng, cần thời gian 12 tháng sau lần đầu tiên âm tính. Tái khám và xét nghiệm RPR/VDRL sau 3, 6 và 12 tháng để chắc chắn không còn vi khuẩn và đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị bệnh.
Nếu không được điều trị, giang mai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương thần kinh, tim mạch, mù lòa.

Kháng sinh là cách điều trị săng giang mai hiệu quả
Phòng ngừa sự xuất hiện của săng giang mai
Để có thể phòng tránh sự xuất hiện của săng giang mai, cũng là phòng tránh bệnh giang mai cần chú ý những vấn đề sau:
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục bởi đây là con đường lây truyền chính và dễ dàng nhất của xoắn khuẩn giang mai.
Quan hệ tình dục chung thủy một vợ một chồng, với các mối quan hệ phức tạp tỉ lệ mắc bệnh tăng cao gấp nhiều lần do không kiểm soát được nguy cơ bệnh xã hội.
Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là trước khi kết hôn hoặc có kế hoạch mang thai để đảm bảo cơ thể luôn an toàn trước các tác nhân gây bệnh xã hội.
Kết luận
Săng giang mai là dấu hiệu quan trọng và đặc trưng xuất hiện sau khoảng 3 tuần từ khi mắc bệnh của bệnh giang mai. Việc nhận biết sớm săng giang mai giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Nếu bỏ qua dấu hiệu này, săng có thể tự biến mất nhưng sau đó là những tác động bệnh tật nghiêm trọng hơn, biến chứng nguy hiểm hơn. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, hãy đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Bình Dương để được thăm khám và tư vấn.
Hoặc có thể gọi tới hotline, kết nối zalo 033 454 2621, chat ngay tại đây để được hướng dẫn ngay về các biểu hiện giang mai ngay lập tức.