Tổng quan bệnh sùi mào gà và cách phòng tránh hiệu quả
Một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) nhiều người mắc phải nhất là sùi mào gà. Hậu quả mà nó mang lại đã và đang gây ra nhiều lo ngại cho cả cộng đồng. Những biến chứng tiềm ẩn của sùi mào gà vô cùng nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh sùi mào gà và có cách phòng tránh hiệu quả.
Sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục không bảo vệ, gây ra bởi virus HPV (Human Papillomavirus). Loại virus này có đến 120 chủng khác nhau, tấn công vào các tế bào da và niêm mạc, gây ra sự hình thành các nốt sùi nhỏ, mềm, có màu hồng hoặc xám. Khi mới bắt đầu các nốt nhỏ li ti như mụn nước, đồng màu với da. Sau thời gian, các mụn nước này lớn dần lên hình thành các u nhú với cấu trúc gai như hình hoa mào gà hay súp lơ, cũng chính vì thế mà được gọi với tên bệnh sùi mào gà.
Tỷ lệ bệnh sùi mào gà ở nữ cao hơn ở nam do cấu trúc bộ phận sinh dục đặc trưng của nữ, dễ tiếp nhận và bị tấn công bởi virus.

Bệnh sùi mào gà là gì?
Tác nhân nhân gây bệnh sùi mào gà
Nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà là do nhiễm virus HPV type 6, 11, 16 và 18. Virus này lây truyền chủ yếu qua đường tình dục không an toàn, sự tiếp xúc dịch tiết, niêm mạc từ người mang virus sang người khỏe mạnh. Ngoài ra, virus HPV gây sùi mào gà cũng có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh thường, khi thai nhi đi qua ống sinh sản chứa virus của người mẹ.
Triệu chứng nhận biết bệnh sùi mào gà như thế nào?
Triệu chứng điển hình, thường gặp phải của bệnh sùi mào gà là sự xuất hiện của các nốt sùi nhỏ, mềm, có màu hồng hoặc xám ở vùng sinh dục, hậu môn hoặc miệng. Đôi khi nốt xuất hiện ở các vị trí khác như tay, chân, mặt hoặc cơ thể. Các nốt sùi này có thể mọc đơn lẻ hoặc thành từng cụm, gây ngứa, đau rát, kích ứng trong giai đoạn phát triển thành nốt sùi tại vùng nhạy cảm.
Mỗi giai đoạn khác nhau bệnh sẽ có những triệu chứng, hình thái bệnh khác nhau. Thời gian ủ bệnh từ khi tiếp xúc đến khi có những dấu hiệu đầu tiên kéo dài đến 8 tuần, trong giai đoạn này rất khó phát hiện và dễ dàng lây lan cho người khác.
Trong giai đoạn đầu, bệnh xuất hiện các nốt mụn nước liti, không đau không ngứa và dễ bị nhầm lẫn với tình trạng bệnh khác. Trong giai đoạn sau các nốt sùi phát triển nhanh thành các cụm, các mảng có đường kính khoảng vài cm với cấu trúc giống hình mào gà. Khi chạm vào có cảm giác mềm, ẩm ướt, ấn vào chảy dịch hoặc chảy máu.
Biến chứng của bệnh sùi mào gà
Bệnh không chỉ gây cảm giác khó chịu cho người bệnh mà còn có nguy cơ phát triển, biến chứng phức tạp, khó lường. Riêng đối với bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai cũng khiến thai nhi bị ảnh hưởng, có nguy cơ mắc bệnh sau khi sinh. Sản phụ tăng khả năng bị sinh non, sảy thai hoặc thai chết lưu,
- Ung thư: biến chứng ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư hậu môn nếu sùi hậu môn, ung thư hầu họng với một số trường hợp sùi miệng, họng. Hậu quả vô sinh hiếm muộn hoặc nguy hiểm hơn có thể tử vong.
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Gây cảm giác tự ti, lo lắng, sợ hãi mọi người biết mình mắc bệnh xã hội khiến họ khép mình, hạn chế giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Khó khăn trong quan hệ tình dục: Các nốt sùi gây đau rát, khó chịu khi quan hệ tình dục.

Bệnh sùi mào gà gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe
Chẩn đoán bệnh sùi mào gà
Để chẩn đoán bệnh sùi mào gà, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng trực tiếp và các xét nghiệm sau:
- Sinh thiết: Lấy mẫu mô bệnh phẩm để xét nghiệm tìm virus HPV có trong mẫu bệnh phẩm sùi mào gà.
- Xét nghiệm máu: Phát hiện kháng thể kháng virus HPV được cơ thể sản sinh ra trong máu.
Trong giai đoạn mới chớm, các dấu hiệu lâm sàng thường không rõ ràng, đặc trưng, khó có thể kết luận. Chính vì thế việc thực hiện xét nghiệm là cần thiết để có cơ sở chính xác kết luận người bệnh có bị sùi mào gà hay không.
Trong giai đoạn ủ bệnh sùi mào gà, hầu như không có bất cứ biểu hiện rx ràng nào. Người bệnh nếu thấy mình có nguy cơ bị sùi, nên đi khám sớm, làm xét nghiệm ngay trong giai đoạn này, có ý nghĩa rất lớn trong điều trị và phòng tránh lây lan.
Điều trị bệnh sùi mào gà
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà phù hợp với từng trường hợp và mỗi đối tượng khác nhau, bao gồm:
- Điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc tiêm để phá hủy các nốt sùi bên ngoài.
- Điều trị bằng vật lý: Sử dụng laser, đông lạnh bằng nito lỏng, đốt điện để loại bỏ các nốt sùi.
- Phẫu thuật: Áp dụng trong trường hợp bệnh nặng, các nốt sùi lan rộng và những cách trên không mang lại kết quả mong muốn.

Điều trị bệnh sùi mào gà
Phòng ngừa bệnh sùi mào gà
Cách tốt nhất để bảo vệ mình trước bệnh sùi mào gà đó là chủ động phòng tránh
- Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su đúng loại, đúng cách trong mọi quan hệ tình dục. Không quan hệ, tiếp xúc gần gũi trực tiếp với những đối tượng có nguy cơ cao, có lối sống tình dục lành mạnh, an toàn, 1-1.
- Tiêm vắc xin HPV: Vắc xin HPV giúp phòng ngừa nhiễm một số type virus HPV và giảm nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà.
- Khám sức khỏe định kỳ: Đặc biệt đối với những người có nhiều bạn tình, những người có nguy cơ cao, thường xuyên tiếp xúc với đối tượng có khả năng mắc bệnh.
- Thăm khám khi nghi ngờ mình mắc bệnh: Ngay khi nhận thấy mình là đối tượng có nguy cơ cao hoặc có khả năng đã tiếp xúc với người nhiễm sùi mào gà, cần đi thăm khám kiểm tra ngay, làm các xét nghiệm cần thiết để sẵn sàng đối phó với sùi mào gà..
Kết luận
Sùi mào gà là một bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để bảo vệ bản thân và sức khỏe cộng đồng, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa khoa học và khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn về sùi mào gà, vui lòng liên hệ 033 454 2621 để được phòng khám đa khoa quốc tế Bình Dương hỗ trợ giải đáp.