Giang mai: Bệnh xã hội nguy hiểm cần được quan tâm
Giang mai, một căn bệnh xã hội tưởng chừng như đã được biết đến từ lâu nhưng vẫn là mối lo ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Bệnh có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Bệnh giang mai đòi hỏi chúng ta phải có những hiểu biết chính xác để phòng tránh và điều trị hiệu quả. Nội dung dưới đây từ PKĐK Quốc tế Bình Dương sẽ cung cấp cho bạn những thông tin khoa học, chính xác và đầy đủ nhất về giang mai, từ nguyên nhân, cách nhận biết đến cách phòng ngừa và điều trị bệnh giang mai như thế nào.
Bệnh giang mai là bệnh gì?
Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng, bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn (Treponema pallidum) gây ra. Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương nhỏ hoặc niêm mạc khi quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong khi mang thai qua đường máu.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai
Nguyên nhân chính gây bệnh giang mai là do lây nhiễm xoắn khuẩn Treponema pallidum. Vi khuẩn này có khả năng xâm nhập vào cơ thể và gây tổn thương ở nhiều cơ quan.

Hình ảnh xoắn khuẩn giang mai
Đặc điểm của xoắn khuẩn giang mai có dạng lò xo bao gồm từ 6 đến 14 vòng xoắn. Sức sống của xoắn khuẩn giang mai khá yếu, khó sống được ngoài môi trường bình thường quá vài giờ đồng hồ, dễ chết trong môi trường chất sát trùng, xà phòng và chất tẩy rửa trong vài phút.
Triệu chứng của bệnh giang mai
Bệnh giang mai thường diễn tiến qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những triệu chứng đặc trưng:
Giai đoạn sơ cấp
Hay còn gọi là thời gian ủ bệnh giang mai và khởi phát. Sau khoảng 3 tuần sau khi vi khuẩn xâm nhập, cơ thể xuất hiện săng giang mai (một vết loét nhỏ, cứng, không đau). Săng giang mai thường xuất hiện ở vùng sinh dục. Ở nữ giới thường là môi lớn, môi bé hay vùng mép âm hộ. Ở nam giới xuất hiện nốt đỏ giang mai ở đầu lỗ sáo, quy đầu, bìu hay thân dương vật.
Hạch giang mai xuất hiện sau khi có săng giang mai khoảng 5-6 ngày. Hạch mọc thành chùm với 1 hạch lớn nhất gọi là hạch chúa.
Giai đoạn giang mai thứ phát
Là giai đoạn kéo dài khoảng 45 ngày từ khi phát hiện săng giang mai. Xuất hiện ban đỏ toàn thân, hạch lympho sưng to, rụng tóc, viêm họng… do vi khuẩn giang mai gây tình trạng nhiễm trùng máu.
Giai đoạn này xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng dễ nhận thấy như xuất hiện các dát giang mai đỏ rải rác ở thân mình, cùng với các sẩn giang mai dạng vảy nến, như mụn trứng cá hoặc hoại tử thành các vết loét, vết trợt.
Giang mai thời kỳ 2 hay giang mai thứ phát có thể kéo dài tới 5 năm, các tổn thương da có thể tự liền và không để lại sẹo. Khi các biểu hiện trên dần biến mất nhiều người cho rằng đã tự khỏi giang mai nhưng thực tế, bệnh đã chuyển sang giai đoạn khác.

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 2
Giai đoạn tiềm ẩn
Là giai đoạn tiếp nối giữa giai đoạn 1 sang giai đoạn 2, hoặc từ giai đoạn thứ phát sang giai đoạn 3. Đặc trưng là người bệnh không có triệu chứng rõ ràng, bệnh vẫn âm ỉ trong cơ thể chỉ có thể phát hiện thông qua xét nghiệm huyết thanh.
Giai đoạn muộn (giai đoạn 3)
Đây là giai đoạn 5-10 hay 15 năm sau khi xuất hiện săng giang mai. Thời kỳ này xuất hiện các săng thương sâu, gôm giang mai ở da, hình thành các củ giang mai. Giai đoạn này khó lây nhiễm do vi khuẩn đã di chuyển vào phủ tạng gây tổn thương nghiêm trọng đến tim mạch, hệ thần kinh, xương khớp.
Biến chứng của bệnh giang mai
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh giang mai có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, bao gồm:
- Tổn thương tim mạch: Động mạch chủ phình, viêm động mạch, viêm gan.
- Tổn thương thần kinh: Bại liệt toàn thân, tê liệt tứ chi, rối loạn tâm thần.
- Tổn thương da: bị giang mai gây ra các nốt, mụn, vết loét giang mai, ảnh hưởng xấu đến da, niêm mạc mắt và các cơ quan nội tạng
- Tổn thương xương: Viêm xương, viêm khớp.
- Mù lòa nếu giang mai mắt không kịp thời chữa trị
- Tổn thương ở trẻ sơ sinh: Trẻ sinh ra có thể bị dị tật, suy dinh dưỡng hoặc tử vong nếu bị lây nhiễm từ phôi thai hoặc bẩm sinh.
Chẩn đoán và điều trị bệnh giang mai
Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh giang mai, bên cạnh các biểu hiện lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu: Phát hiện kháng thể kháng xoắn khuẩn giang mai có trong huyết thanh.
- Xét nghiệm dịch: Lấy mẫu dịch từ săng, hạch để xét nghiệm tìm xoắn khuẩn.

Chẩn đoán bệnh thông qua xét nghiệm máu
Điều trị
Trong giai đoạn đầu bệnh rất dễ điều trị và hoàn toàn không để lại ảnh hưởng gì cho sức khỏe.
- Kháng sinh: Penicillin là thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh giang mai ở mọi giai đoạn. Tuy nhiên đối với một số trường hợp bệnh nhân quá nhạy cảm với penicillin bác sĩ có thể sử dụng một kháng sinh đặc hiệu khác để thay thế hoặc khử nhạy với penicillin.
- Với trường hợp phụ nữ mang thai, penicillin G là chất duy nhất được biết đến và sử dụng để ngăn chặn sự lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con. Việc điều trị cần được theo dõi sát sao bởi bác sĩ chuyên khoa dựa trên các biểu hiện, tác dụng của thuốc và phản ứng của thai nhi và cơ thể thai phụ
- Điều trị các biến chứng: Tùy thuộc vào mức độ tổn thương tại các cơ quan của cơ thể, thường là các vết loét, trợt, mụn trên da với các thuốc chống nhiễm trùng.
Phòng ngừa bệnh giang mai
Các biện pháp phòng chống bệnh giang mai tương đồng với các biện pháp phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, bao gồm:
- Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng biện pháp an toàn (bao cao su) đúng cách, thực hiện chung thủy một vợ một chồng và tránh xa các tệ nạn xã hội hay mối quan hệ phức tạp, bừa bãi
- Khám sức khỏe định kỳ: Đặc biệt đối với những người có nhiều bạn tình nhằm đánh giá, phát hiện sớm các dấu hiệu nguy cơ của bệnh
- Kiểm soát nguy cơ bệnh giang mai bẩm sinh: Bằng cách phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách cho thai phụ trong thời kỳ mang thai, thực hiện xét nghiệm huyết thanh để sàng lọc với những thai phụ đang bị giang mai trong giai đoạn tiềm ẩn.
- Tiêm vacxin phòng bệnh: Hiện nay đã có một số dòng vacxin phòng bệnh nhưng không đảm bảo 100% các chủng virus
Kết luận
Bệnh giang mai được đánh giá là nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Đồng thời với khả năng lây nhiễm nhanh chóng, đây có thể là mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe của cả cộng đồng. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng, chúng ta cần nâng cao ý thức cảnh giác với bệnh giang mai, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Phòng khám đa khoa quốc tế Bình Dương là cơ sở y tế uy tín, đáng tin cậy và giàu kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh xã hội. Nếu bạn có thắc mắc hoặc nghi ngờ mình là đối tượng có nguy cơ cao, liên hệ hotline 033.454.2621 hoặc chat ngay tại đây để được hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí.